NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI THỰC HIỆN QUY TRÌNH XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG HÓA

Quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa được đánh giá là khá phức tạp, do đó việc nắm vững các nguyên tắc thực hiện sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng làm việc với các đại lý hải quan, hoặc hạn chế tối đa rủi ro có thể phát sinh nếu doanh nghiệp tự vận hành hoạt động này.

1. Xin giấy phép xuất, nhập khẩu hàng hóa

Đối với hàng hóa xuất khẩu thì tùy thuộc vào từng mặt hàng khác nhau mà bạn cần tiến hành xin giấy phép xuất khẩu hay không. Với những sản phẩm thuộc diện quản lý đặc biệt, hạn chế hoặc xuất khẩu có điều kiện thì bắt buộc doanh nghiệp phải có giấy phép của cơ quan thẩm quyền mới tiến hành được những bước tiếp theo.

Quy định trên cũng áp dụng tương tự với hoạt động nhập khẩu. Không chỉ vậy hàng hóa nhập khẩu ở các quốc gia còn phải trải qua quá trình kiểm định chặt chẽ để đảm bảo chất lượng sản phẩm một cách tốt nhất.

2. Thuê phương tiện vận tải

  • Đối với bên xuất khẩu

- Liên hệ với đại lý vận chuyển để lấy thông tin về lịch trình và giá cước
- Lựa chọn hãng vận chuyển uy tín và chuyển vận chuyển thích hợp. Ngoài ra, có thể phát sinh thuê dịch vụ khác như bốc xếp.
- Giao hàng cho hãng vận chuyển, người chuyên chở ký biên bản giao hàng.
- Cung cấp thông tin bổ sung cho hãng vận chuyển
- Đổi biên lai hay biên bản lấy vận đơn và thanh toán cước phí.

  • Đối với bên nhập khẩu

Hoạt động thuê phương tiện vận tải cũng giống như bên xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà nhập khẩu nên phối hợp với nhà xuất khẩu để biết lịch trình, tên và số hiệu vận tải, thời gian khởi hành, thời gian dự kiến hàng đến,... để tiện cho công việc của hai bên.

3. Mua bảo hiểm (nếu có)

Việc mua bảo hiểm là quy định không bắt buộc đối với nhà nhập khẩu. Tuy nhiên để tránh những tổn thất, rủi ro có thể phát sinh trong quá trình vận chuyển quốc tế thì người nhập khẩu cần xem xét mua bảo hiểm hàng hóa với các nghiệp vụ tương tự như bên xuất khẩu.

Quy trình bảo hiểm bao gồm tất cả các giai đoạn sau:

- Thời gian lưu kho,
- Chờ xếp lên phương tiện vận chuyển, trung chuyển
- Chờ chủ hàng nhận lại hàng
- Theo quy định của từng Điều kiện bào hiểm cụ thể cụ thể.

4. Làm thủ tục hải quan

Trước khi giao hàng lên phương tiện vận tải, bên xuất khẩu phải khai hải quan cho lô hàng xuất khẩu, việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo các quy định của quốc gia sở tại.

Làm thủ tục thông quan hàng nhập khẩu cũng tương tự như khai báo hải quan hàng xuất khẩu. Cần chú ý đến mã số hàng hóa và mức thuế phải nộp. Nếu áp sai mã hàng dễ dẫn đến nhiều vấn đề khá rắc rối, do vậy nhân viên phụ trách cần có kiến thức chuyên sâu về xuất nhập khẩu để hạn chế sai sót trong quá trình này.

5. Xác nhận thanh toán

Một trong những vấn đề cực kỳ quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa là thanh toán. Thực tế những vướng mắc trong quá trình này thường đem lại rủi ro rất lớn cho cả hai bên xuất khẩu lẫn nhập khẩu.

Do đó cần phải kiểm tra cẩn thận các điều khoản, cam kết nêu ra trong hợp đồng và lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để hạn chế tối đa những vấn đề có thể phát sinh. Đặc biệt trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu nại thì việc có một hợp đồng được biên soạn chặt chẽ cũng sẽ đảm bảo được quyền lợi cho cả hai bên khi hợp tác.

Là một trong những đơn vị có gần 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, công ty Nhật Minh Tân (NHAMITA) là cái tên mà các khách hàng nên lựa chọn khi có nhu cầu xuất/nhập khẩu hàng hóa. Chúng tôi tự hào từng hợp tác thành công với nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn tại Việt Nam, với thời gian giao nhận nhanh chóng và mức chi phí cực kỳ hợp lý.

Bên cạnh đó, Nhật Minh Tân cam kết luôn đặt quyền lợi khách hàng lên trên hết. Vì vậy chúng tôi thiết kế một lộ trình hợp tác rõ ràng, cân bằng lợi ích của cả hai bên với mục tiêu đảm bảo được tiến độ và hiệu quả công việc. Đặc biệt, đội ngũ nhân viên có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm dày dặn khi xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, là một ưu điểm vượt trội giúp Nhật Minh Tân gia tăng lợi thế cạnh tranh với các đơn vị khác trên thị trường.