THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Thứ tư, 30/11/2022, 15:09 GMT+7

THỦ TỤC NHẬP KHẨU THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH

Thủ tục nhập khẩu gồm có:

  1. Bước 1: Kiểm tra nhà xuất khẩu có đủ điều kiện nhập khẩu thực phẩm đông lạnh vào Việt Nam hay không
  2. Bước 2: Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
  3. Bước 3: Xin giấy phép kiểm dịch động vật
  4. Bước 4: Đăng kí và làm Kiểm dịch động vật tại cửa khẩu nhập khi hàng về
  5. Bước 5: Hồ sơ và thông quan hải quan

Các loại giấy phép cần có

Xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bao gồm:

  • Đề nghị cấp Giấy phép
  • Bản sao chụp hợp đồng giao kết thương mại giữa các bên có liên quan.
  • Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với trường hợp phải đăng ký) hoặc giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài); chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu đối với cá nhân (chỉ nộp khi xuất khẩu lần đầu).
  • Giấy kiểm dịch nhập khẩu.

Xin giấy phép kiểm dịch động vật

Nếu các hàng hóa thực phẩm đông lạnh (thịt, cá, nội tạng…) được phép nhập khẩu vào Việt Nam từ nước xuất khẩu, thì Quý doanh nghiệp xin giấy phép kiểm dịch động vật trước khi hàng về.

 

 

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch động vật bao gồm:

  • Đơn đăng ký kiểm dịch động vật (theo mẫu)
  • Giấy đăng ký kinh doanh (Bản sao công chứng )
  • Giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành theo quy định;
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan kiểm dịch của nước xuất khẩu thực phẩm đông lạnh có xác nhận của doanh nghiệp nhập khẩu ( gọi là giấy Healthy certificate)
  • Sales Contract, CQ

Trong phạm vi 05(lăm) ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho đơn vị nhập khẩu địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh đưa về khu cách ly kiểm dịch để kiểm dịch.

Đăng kí và làm Kiểm dịch động vật tại cửa khẩu nhập khi hàng về

Sau khi có xin được giấy phép kiểm dịch động vật được Cục Thú Y cấp, Quý doanh nghiệp tiến hành đăng kí với Cơ quan kiểm dịch để họ xuống cảng lấy mẫu kiểm dịch và kiểm tra an toàn thực phẩm của lô hàng.

Cơ quan kiểm dịch tại một số cảng :

– Tại Hải Phòng: Chi cục Thú y Vùng II (Số 23 đường Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền)

– Tại Nội Bài – Hà Nội: Chi cục Thú y Vùng I (Số 50/102 Trường Chinh – Q. Đống Đa, hoặc làm tại Trạm kiểm dịch Nội Bài của Chi cục I đặt tại gần cổng vào Hải quan Nội Bài)

– Tại Tp. Hồ Chí Minh: Chi cục Thú y Vùng VI (521 Hoàng Văn Thụ, P.4, Q. Tân Bình)

Quý doanh nghiệp có thể đăng ký kiểm dịch động vật online trên hệ thống 1 cửa www.vnsw.gov.vn

Hồ sơ đăng ký bao gồm:

– Giấy đăng ký
– Health Certificate gốc nước xuất khẩu.
– Giấy phép kiểm dịch
– Sales Contract
– Commercial Invoice
– Packing List

Cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm lấy mẫu kiểm dịch và báo kết quả.

Thông quan hải quan

Hồ sơ hải quan để thông quan lô hàng nhập khẩu thực phẩm đông lạnh bao gồm:

  • Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
  • Hợp đồng thương mại
  • Hóa đơn thương mại
  • Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Vận tải đơn
  • Giấy phép nhập khẩu thực phẩm đông lạnh
  • Giấy đăng ký kiểm dịch động vật
  • Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

Công việc cuối cùng sau khi thông quan là làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho. Chỉ cần Quý doanh nghiệp thực hiện đủ các bước bên trên là quá trình thông quan đã được hoàn tất. Để biết thêm chi tiết hãy gọi ngay số Hotline của NHAMITA để được tư vấn miễn phí nhé!

 

 

Ý kiến bạn đọc